Thơ kiểu Bút Tre trong dân gian Bút Tre

Bài viết hay đoạn này có thể chứa nghiên cứu chưa được công bố. Xin hãy cải thiện bài viết bằng cách thêm vào các chú thích tham khảo. Những khẳng định chứa các nghiên cứu chưa công bố cần được loại bỏ.

Người Việt thích cách nói có vần điệu, các câu tục ngữ, các lời hát đối từ xưa đã thế. Từ một số bài của Bút Tre, người ta cười, rồi bắt chước thành một phong trào quần chúng và gán cho Bút Tre nhiều câu theo lối của Bút Tre mà một số nhà nghiên cứu gọi là lối thơ Bút tre như:

Anh đi công tác Pơ - lây -cu dài dằng dặc biết ngày nào ra?Còn em em vẫn ở nhàCửa (nhà) mình em mở người ra kẻ vào.

Và nhiều đoạn thơ mang trường phái Bút Tre:

Liên Xô rất đỗi tự hàoAnh Ga ga rỉn bay vào vũ tru (vũ trụ).Hoan hô đồng chí Phạm TuânBay vào vũ trụ một tuần về ngay

Thơ Bút Tre là gì?

Thơ Bút Tre là một thể thơ dân gian bắt nguồn từ ngôn ngữ khoáng đạt chốn làng quê Việt Nam; Điều khác biệt ở thể Thơ Bút Tre, là người sáng tác không phải là một tác giả cụ thể, mà là dân gian nhiều người sáng tác rồi truyền khẩu. Thơ Bút Tre là một hướng phát triển mới - Rút lấy cái cốt lõi của văn chương bác học mà trả về với hơi thở dân gian tự nhiên, chân chất mà sảng khoái. Bút Tre - Đặng Văn Đăng - người tiên phong cho một hướng đi ngược lại với văn chương hàn lâm, bác học trả lại cho văn hóa dân gian cái chân chất vốn có của ngàn năm thôn quê, mộc mạc mà dễ nhớ.

Sức lan tỏa của Thơ Bút Tre

Năm năm dân dã lắng nghe
  • Thơ Bút Tre đã thâm nhập vào cuộc sống, vào mọi lứa tuổi, vào mọi tầng lớp, ngày càng đậm đà, sôi động và lắm màu lắm vẻ từ nội địa tới hải ngoại.
  • Từ một Bút Tre – Đặng Văn Đăng đã sinh thành những Bút Tre xanh... ào ạt ra đời và mặc nhiên đã và đang hình thành một "Trường phái Bút Tre".
  • Thơ Bút Tre rầm rộ phát triển, đó là món ăn khoái khẩu trên bàn trà, mâm rượu, trên hội diễn văn nghệ và cả những hội nghị nghiêm túc. Có những tác giả đã sáng tác nhiều bài phát triển Thơ Bút Tre in thành tập.
  • Thơ Bút Tre vẫn tiếp tục được sáng tác và yêu thích. Rất nhanh, những tác phẩm xuất sắc trở thành tài sản chung, hòa vào và làm phong phú trường phái Bút Tre. Nghĩa là cha đẻ của những bài thơ Bút Tre không chỉ có Bút Tre. Thực chất Bút Tre - Đặng Văn Đăng chỉ là cha đẻ duy nhất của trường phái thơ Bút Tre. Bút Tre dân gian không thể được xem như sáng tác của những tác giả có tên cụ thể; sáng tác của dân gian mà đọng lại được là đã có sự sàng lọc ghê gớm của thời gian và về chất không kém gì, thậm chí còn hay hơn cả một số sáng tác của tác giả tên tuổi, và ngay chính cả Đặng Văn Đăng ngày còn sống khi đọc Thơ Bút Tre dân gian, cũng đã cười đến chảy nước mắt, rơi cả hàm răng giả - "Thật bái lạy dân gian"[2].
  • Theo Đỗ Hữu Lực (Bài Vè sĩ, Báo Tuổi trẻ): "Phong trào thơ ứng khẩu kiểu Bút Tre khi ấy ở Phú Thọ bùng lên, người ta đọc thơ kiểu Bút Tre bất cứ đâu. Thực chất không phải Bút Tre sáng tác, nhưng dân gian bắt đầu nhiễm cách nói của ông".[3]

Thi pháp của thơ Bút tre

Thi pháp gọi theo cách dân gian là lối (lối thơ)[4]

  1. Lối vắt dòng gãy câu:Hoan hô Đại tướng Võ NguyênGiáp ta thắng trận Điện Biên trở về
  2. Lối viết tắt (lối chặt từ):Cuối cùng xin nhắc một câuVăn hóa cơ sở là đầu chúng ta(đầu là hàng đầu)
  3. Lối biến tấu thanh điệu:Liên hoan có một nải chuồi (chuối)Ra về nhớ mãi cái "buồi" hôm nay (buổi)
  4. Lối hoan hô:Hoan hô Trung tá Phạm TuânBay lên vũ trụ một tuần về ngay
  5. Lối biến âm để tạo vần:Chú về công tác bảo tàngCũng là công việc cách màng giao cho(cách mạng)[5]

Liên quan